Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

Trị mồ hôi trộm cho bé hiệu quả


Mồ hôi trộm ở trẻ là chứng ra mồ hôi vào ban đêm dưới trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào. Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ ra mồ hôi trộm, vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn.
Ra mồ hôi ở trẻ là hiện tượng sinh lý khá tự nhiên để điều hòa nhiệt độ trong cơ thể, giúp cơ thể thải ra các chất độc hại. Nhưng, chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ hoàn toàn trái ngược, đó được xem là có hại cho bé.
Nếu không lau kịp, mồ hôi ra nhiều ướt trên bề mặt da vào lúc xế chiều, buổi đêm bị nhiễm lạnh, gặp gió khiến nước bay hơi hạ nhiệt độ dẫn đến lạnh bề mặt da, gây ra các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản…
Trị mồ hôi trộm ở trẻ có thể áp dụng nhiều phương pháp, từ tây y đến đông y đều có những bài thuốc trị hiệu quả. Nhưng theo y học cổ truyển, một số phương pháp dân gian trị mồ hôi trộm ở trẻ lại rất hiệu quả và an toàn.
Trị mồ hôi trộm bằng rau má nấu lá dâu
Nguyên liệu:
Một ít rau má và một ít lá dâu khô.

Cách chế biến:
Cả hai rửa sạch, cho vào ấm cùng 200ml nước, đun sôi, chắt lấy nước chia ra làm 5 phần.
Lưu ý: Cho bé uống 5 lần/ngày trong khoảng 5 ngày.
Trị mồ hôi trộm với món cháo trai
Cháo là món ăn quá quen thuộc cho bé khi tới thời điểm ăn dặm, nhưng không phải ai cũng biết món ăn quen thuộc này chính là một bài thuốc chữa bệnh mồ hôi trộm rất hiệu quả. Trong đó phải kể tới đầu tiên chính là món cháo trai thơm và ngậy.
Chuẩn bị:
- Trai đồng loại vừa: 5 con.
- Lá dâu non: 30g.
- Gạo nếp: 50g.
- Dầu thực vật.
- Gia vị.
Cách làm:
Ngâm trai trong  1 giờ với nước muối loãng, sau đó rửa sạch và luộc tới khi trai mở miệng thì nhặt lấy ruột, bỏ vỏ. Phần ruột trai ướp gia vị vừa ăn, thái nhỏ, xào cùng lá dâu non và dầu thực vật tới khi săn lại.
Gạo nếp xay nhỏ thêm vào nước luộc trai và chút nước lọc, vừa đun nhỏ lửa và quấy đều tới khi cháo chin thì cho trai đã xào ở trên vào và đun lại tới khi sôi.
Cho bé ăn liên tục trong 4-5 ngày, 2 bữa/ ngày để thấy hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét