Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Lưu ý khi sử dụng da Microfiber


Một số nhà máy, xưởng sản xuất giày dép, túi xách, sofa nội thất sau khi sử dụng da công nghiệp Microfiber (Da Vi Sợi) gặp phải một vài sự cố kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, đây không phải là lỗi do nhà sản xuất da công nghiệp Microfiber và cũng không phải là lỗi do kỹ thuật sản xuất của công ty, nhà xưởng mà chủ yếu là khi chuyển giao vật tư từ dòng này sang vật khác để sản xuất một vài đặc điểm kỹ thuật sẽ khác so với dòng vật tư đang sử dụng nên gây ra lỗi.
Về nguyên tắc "Mỗi loại vật tư khác nhau sẽ có đặc tính cơ lý, hóa học cũng sẽ khác nhau". Chính vì lý do này mà nhà máy, xưởng sản xuất đang quen với quy trình sản xuất, kỹ thuật của vật tư cũ khi áp dụng vật tư mới sẽ gặp phải sự cố.
Đặc tính của da Microfiber
Da Microfiber được cấu tạo từ thành phần chính là dầu mỏ nói dễ hiểu hơn là từ "nhựa", cấu tạo của da Microfiber gồm 2 phần:
Phần lưng là sự kết hợp của các vi sơi siêu nhỏ dệt theo công nghệ vải không dệt tạo thành cấu trúc đan xen giống như cấu tạo của da bò, tuy nhiên do được cấu tạo từ vi sợi nhựa nên tính đàn hồi của sản phẩm rất tốt (các bạn hình dung nệm bông ép Hàn Quốc rất khó bị xẹp lún), kỹ thuật xử lý cao sẽ giúp cho sản phẩm có độ co giãn 2 chiều thay vì 4 chiều như các sản phẩm giả da khác cũng như độ co giãn 4 chiều ít co giãn của do bò.

Bề mặt được phủ lớp PU cao cấp kết hợp với phần lưng cũng có PU tạo nên 1 thể thống nhất từ bề mặt cho đến mặt lưng làm cho bề mặt của da Microfiber cực kỳ bền đây là lý do dòng sản phẩm Microfiber được bảo hành từ 3 - 5 năm. Nói tóm lại Microfiber có các đặc tính sau:
- Bề mặt bền đẹp được bảo hành 3-5 năm
- Sản phẩm có tính dàn hồi tốt
- Sản phẩm có độ co giãn 2 chiều (co giãn ít hay nhiều tùy vào mục đích sử dụng, làm sofa, ghế oto thì độ co giãn ít, làm giày dép thì co giãn nhiều hơn)
- Nhẹ hơn da thật
Sự cố trong quá trình sản xuất
Sự cố không ăn keo khi dán đế
Vì bề mặt của Microfiber bền, có độ bóng, khó phá hủy bởi keo thường nên khi dán keo trên bề mặt sẽ rất khó bám tốt vì lớp bóng bề mặt sẽ giảm đi sự ăn keo vào đế dẫn đến không ăn keo.
Khắc phục: Nguyên tắc là phá hỏng bề mặt phủ PU đi chỉ để lại phần lưng của sản phẩm. Có cách để xử lý: 1. Chà nhám, 2. Dùng chất phá bề mặt 311, 319, hiệu ông già chống gậy
In thêu logo
Trường hợp chủ yếu thường gặp là bị bể bề mặt PU lỗi này thường gặp khi trong quá trình in thêu kỹ thuật chỉnh và xử lý không kỹ vì lớp bề mặt PU rất mỏng nên gây ra lỗi.
Khắc phục: Canh chỉnh tốc độ máy cho phù hợp, định kỳ kiểm tra và thay mới kim thêu, sử dụng loại dầu chuyên dụng trong ngành in thêu thoa lên bề mặt để tạo độ trơn trong quá trình thêu
Ép logo
Một vài khách hàng khi in logo lên sản phẩm thường xẩy ra 02 tình huống sau: 1. In logo vừa xong để 1 lúc logo bị mờ do da tự bung lên lại, 2. In logo bị chảy nhựa không đẹp và sắc xảo. Đây không phải là lỗi sản phẩm mà là do đặc tính đàn hồi của sản phẩm tốt, sản phẩm có tính thoát khí, thoát nhiệt tốt và đặc tính của lớp PU mỏng của bề mặt nên khi ép logo mình cần phải hiểu và thực hiện đúng kỹ thuật
Logo ép đẹp nhất là dùng kỹ thuật ép cao tầng sẽ cho ra sản phẩm sắc nét và đẹp. Tuy nhiên nếu các bạn xử dụng kỹ thuật ép nhiệt hay ép cao tầng thì cũng phải thử trước khi cho sản xuất hàng loạt. Vì sản phẩm có gốc nhựa nên ở nhiệt độ 190 - 200 độ sẽ làm cho bề mặt chảy nhựa, độ đàn hồi sản phẩm cao và thoát nhiệt tốt nên khi ép cần phải lưu ý đến thời gian ép và lực ép. Như vậy cần phải kiểm tra các bước sau: Canh chỉnh các bước nhiệt độ khác nhau từ 150 độ - 180 độ, ứng với các bước nhiệt độ chúng ta phải canh thời gian ép và lực ép ở mỗi nhiệt độ sao cho đẹp nhất. Lưu ý rằng, mỗi mã sản phẩm khác nhau sẽ có đặc tính đế và bề mặt khác nhau nên cũng cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi cho sản xuất hàng loạt.
 Tham khảo thêm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét